Đi đến nội dung

Đi đến mục lục

MỘT SỰ THIẾT KẾ?

Khả năng làm toán của cây cối

Khả năng làm toán của cây cối

Cây cối sử dụng một quá trình phức tạp gọi là quang hợp nhằm lấy năng lượng từ ánh sáng mặt trời để tạo thức ăn. Các nghiên cứu trên một số loài cây đã cho thấy chúng còn thực hiện một điều kỳ diệu khác nữa, đó là tính toán tốc độ tốt nhất để hấp thu thức ăn vào ban đêm.

Hãy suy nghĩ điều này: Vào ban ngày, thực vật chuyển hóa cacbon đioxyt trong không khí thành tinh bột và đường. Vào ban đêm, nhiều loài cây tiêu thụ lượng tinh bột được dự trữ vào ban ngày, nhờ đó không bị đói mà vẫn duy trì hoạt động của cây và giúp cây tiếp tục phát triển. Hơn nữa, chúng xử lý lượng tinh bột dự trữ theo một tốc độ lý tưởng, không quá nhanh cũng không quá chậm, nhờ đó tiêu thụ được khoảng 95% tinh bột cho đến bình minh, lúc chúng bắt đầu tạo ra thêm tinh bột.

Những khám phá này dựa vào các thí nghiệm trên một loài cây thuộc họ mù tạc có tên Arabidopsis thaliana. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng loài cây này phân chia cẩn thận nguồn lương thực dự trữ tùy theo thời gian còn lại của đêm cho đến bình minh, bất kể là 8, 12 hay 16 tiếng. Dường như loài cây này đã lấy lượng tinh bột có sẵn chia cho khoảng thời gian còn lại đến lúc bình minh, nhờ đó xác định được tốc độ tiêu thụ tốt nhất.

Làm thế nào cây cối biết được lượng tinh bột dự trữ? Làm sao chúng đo được thời gian? Và cơ chế nào giúp chúng có khả năng làm toán? Có lẽ những nghiên cứu trong tương lai sẽ làm sáng tỏ các câu hỏi này.

Bạn nghĩ sao? Khả năng làm toán của cây cối là do tiến hóa? Hay do được thiết kế?